Điện công nghiệp đang là một ngành nghề thuộc danh sách 10 ngành đang thiếu thốn về nguồn nhân lực một cách trầm trọng. Nó được đánh giá là một nghề có tiềm năng trong những năm tới
Điện công nghiệp đang là một ngành nghề thuộc danh sách 10 ngành đang thiếu thốn về nguồn nhân lực một cách trầm trọng. Nó được đánh giá là một nghề có tiềm năng trong những năm tới.
Để giải đáp một cách dễ hiểu hơn về một số thắc mắc của ngành điện công nghiệp thì bạn có thể tham khảo những thông tin mà chúng tôi đã phân tích dưới đây:
1. Tìm hiểu khái quát về ngành điện công nghiệp?
Điện công nghiệp là ngành giữ vai trò ổn định trong sự phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ và dân sinh. Các kỹ sư Điện công nghiệp thực hiện các công việc trên thiết bị điện dân dụng và công nghiệp đạt yêu cầu về tiêu chuẩn và an toàn như: Lắp đặt và đấu nối các hệ thống truyền dẫn tín hiệu công nghiệp. Lắp đặt, đấu nối, lập trình và vận hành thiết bị lập trình LPC. Lắp đặt, đấu nối, lập trình và vận hành thiết bị lập trình vi điều khiển. Lắp đặt và kiểm tra các thiết bị điều hòa không khí. Lắp đặt và kiểm tra thiết bị điều khiển điện – khí nén. Vận hành và bảo dưỡng thiết bị điện công nghiệp…
Về đào tạo, ngành điện công nghiệp được chia ra nhiều cấp độ khác nhau như Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề, Đại học và sau Đại học, mang đến cho người học những kiến thức cũng như những kỹ năng để có thể đáp ứng được nhu cầu lao động kỹ thuật từ đơn giản cho đến phức tạp.
2. Điện công nghiệp ra trường làm gì và có dễ kiếm việc hay không?
Trước hết phải khẳng định đây không phải là ngành nghề nóng hay mới nhưng điện liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống nên đòi hỏi nhân lực về nghề này luôn ở mức cao.
Về cơ hội việc làm, sau khi tốt nghiệp điện công nghiệp rất dễ xin việc thường có việc làm ngay như có thể làm việc trong các doanh nghiệp hoặc làm việc tự do. Hiện nay, với mạng lưới khu công nghiệp phát triển dày đặc trên khắp đất nước, nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực điện công nghiệp theo đó cũng tăng cao.
Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao nhưng do ít người học nên các trường không cung cấp đủ nhân lực. Do quá cần nhân lực, không ít doanh nghiệp đã dùng biện pháp ký hợp đồng với một số trường theo kiểu “đào tạo kép”: sinh viên sẽ vừa học tại trường và có thể vừa làm việc tại các doanh nghiệp. Qúa trình đào tạo như vậy sẽ giúp người học không những có kiến thức về mặt lý thuyết mà còn có kiến thức về mặt thực tế. Trình độ chuyên môn cũng được cải thiện đáng kể khi ra trường.
3. Cơ hội nghề nghiệp và vị trí lao động.
Nghề điện công nghiệp được xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực xã hội, vì vậy những ai theo nghề này có thể làm việc ở nhiều môi trường khác nhau như các công ty, xí nghiệp và cả ở lĩnh vực điện dân dụng hoặc tự mở cửa hàng kinh doanh hay làm nghề tự do tùy ý vì nghề này không cần nhiều vốn. Vị trí làm việc:
– Nhà máy sản xuất điện;
– Các bộ phận quản lý, vận hành, bảo trì mạng lưới điện công nghiệp;
– Các công ty xây lắp điện với nhiều vị trí khách nhau như: bộ phân thiết kế mạng lưới điện công nghiệp, bộ phận quản lý – sản xuất thiết bị điện công nghiệp…;
– Các nhà máy sản xuất: vận hành và bảo trì mạng lưới điện công nghiệp trong nội bộ công ty.
TRUNG TÂM HƯỚNG NGHIỆP DẠY NGHỀ THANH XUÂN
ĐC: Số 83 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT: 0961.677.446
Để lại một bình luận